logo

hotlineHotline: 0944 888 188

logoEmail: quynhanduong@gmail.com

logo logo logo

Thanh lọc và bảo vệ thận

    Tiếp theo kỳ trước, kỳ này Quý Nhân Đường tiếp tục giới thiệu với các bạn cách bảo vệ và thanh lọc thận bằng tự nhiên.

Thận là cơ quan quan trọng bảo vệ sức khỏe con người, được ví như nhà máy xử lý nước thải của cơ thể. Chức năng chính của thận là lọc máu, sản xuất hormone, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu, loại bỏ độc tố và điều chỉnh huyết á. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ thận với những hiểu biết cần thiết và bằng những việc làm thiết thực.

 

 

Dấu hiệu nhận biết khi thận của bạn bị tổn thương:

  • Đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt.

  • Chán ăn, buồn nôn, gầy sút cân, mất ngủ. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da xanh do thiếu máu.

  • Huyết áp tăng cao

  • Sưng mặt, tay chân.

  • Nước tiểu ít, đổi màu, có thể tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, hăng. Khi tình trạng này kéo dài bạn còn dễ bị nhiễm trùng thận và nước tiểu sẽ ra mủ, có màu trắng đục.

  • Có thể có sốt cao 39°C– 40°C, rét run, mạch nhanh. Đau thắt lưng một bên hoặc cả hai bên. Hoặc gặp cơn đau quặn thận do sỏi.

( Hình ảnh mô phỏng thận bị tổn thương do suy thận nặng)

 

Một số cây thuốc thảo dược có tác dụng tốt cho thận như:

 

Đậu đen:

Đậu đen thuộc một trong ngũ cốc thông dụng trong bữa ăn gia đình và cũng là một vị thuốc rất tốt cho thận. Thành phần của đậu đen bao gồm: protid, lipid, glucid,calcium ,sắt, vitamin B1 ,vitamin B2 ,vitamin PP, và các acid amin  khác.

Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính bình quy vào 3 kinh tâm, tỳ, thận. Đậu đen có tác dụng trừ phong thấp, chữa can thận suy yếu, thanh nhiệt, bổ thận, chỉ huyết, bổ khí, giải độc, chống viêm nhiễm và làm đen tóc.

Chữa về các chứng bệnh như: Đau bụng dữ dội, bỗng dưng lưng sườn đau nhức, liệt dương, chóng mặt sây sẩm,  mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt, tiêu khát (đái đường) do thận hư. Dùng nước đậu đen nấu nhừ uống giúp giải được độc tố trong gan ra ngoài. Chữa dị ứng, lở ngứa và mụn nhọt, tiểu ra máu, giải khát làm hết khô miệng vào ban đêm.

Ngoài ra có thể dùng đậu đen nghiền cùng với các loại đậu khác dùng đều đặn mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng cho người thể trạng gầy yếu, hư nhược.

Chú ý khi chọn đậu đen có 2 loại: loại trắng lòng và loại xanh lòng, trong đó loại xanh lòng dùng thì rất tốt.

 

( Đậu đen có tác dụng trừ phong thấp, chữa can thận suy yếu)

 

Ba Kích

Ba kích có tên gọi là Dây ruột già hay Ba kích tiêm. Củ của cây ba kích là bộ phận được dùng làm thuốc. Trong phần rễ của ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, kèm theo một chút tinh dầu, đặc biệt là chứa rất nhiều vitamin C.

Theo Y học cổ truyền, ba kích có vị cay chát ngọt, tính ôn, quy vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng chính: Bổ thận tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp; nước sắc của ba kích có tác dụng hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng cơ thể. Ba kích còn dùng để ngâm rượu có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, kéo dài thời  gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm, trị chứng di mộng tinh ở nam giới.

Cách chế biến ba kích đơn giản nhất là ba kích bỏ lõi đem ngâm rượu dùng để uống thi thoảng vài chén nâng cao sức khỏe. Đối với những người không thể uống được rượu, có thể dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống cũng có tác dụng tương tự như ba kích ngâm.

Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại ba kích, bạn nên chọn loại ba kích tím là tốt nhất. Nếu được ba kích tím rừng thì càng có giá trị chữa bệnh cao.

 

( Theo y học cổ truyền ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp)

 

Hà thủ ô

Hà thủ ô là vị thuốc quý được nhân dân biết đến và sử dụng từ lâu với những tên gọi khác nhau: Dã miêu, Giao đằng, Thủ ô. Trong hà thủ ô có chứa anthranoid, tanin, tinh bột, chất đạm, chất béo (lecithine), các chất vô cơ. Một số nguyên tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, mangan có tác dụng nuôi dưỡng và chống lão hóa hệ thống tế bào thần kinh cao cấp trên não như một lý giải vì sao dân gian cho đó là vị thuốc có tác dụng “cải lão hoàn đồng, trường sinh bất lão”.

Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô dùng làm thuốc là hà thủ ô đỏ có vị đắng, ngọt, se và hơi ấm, quy vào  2 kinh can và thận. Có tác dụng ích tinh huyết, bổ can thận. Hà thủ ô được biết đến với tác dụng làm đen tóc là chủ yếu, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng tốt khác như giúp nhuận tràng, mạnh gân cốt, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, tăng lưu thông máu qua mạch vành, hạ cholesterol máu, hạ glucose máu , hạ huyết áp và làm chậm quá trình lão hóa, xơ vữa động mạch. Các tinh chất trong hà thủ ô có tác dụng lên chức nãng tuyến thượng thận chữa ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, chữa đái buốt đái ra máu.

Hiện nay hà thủ ô đỏ được bào chế rất nhiều dạng sản phẩm khác nhau như: thuốc sắc, nấu dạng cao, ngâm rượu hoặc hoàn tán đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

 

(Dân gian ví ba kích là vị thuốc có tác dụng “cải lão hoàn đồng, trường sinh bất lão”)

 

Cốt toái bổ

Cốt toái bổ còn gọi là Tắc kè đá, là thân rễ phơi khô của cây Bổ cốt toái. Thành phần chủ yếu trong Cốt toái bổ gồm Naringin (tác dụng chống oxy hóa, làm giảm lipit máu, chống viêm…) và tinh bột.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thụ can xi của xương, nâng cao lượng Phospho và can xi trong máu giúp cho chóng liền xương. Cốt toái bổ còn có tác dụng giảm đau và an thần, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ vữa mạch máu.

Theo Y học cổ truyền, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, trừ thấp và giảm đau. Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng: 10 – 20g rễ khô, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc. Ngoài ra Cốt toái bổ còn dùng phòng ngừa trong nhiễm độc Streptomycin gây nên  tai ù cũng đạt hiệu quả rất tốt.

 

( Theo nghiên cứu khoa học thì cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thụ can xi của xương)

 

Cách phòng tránh và bảo vệ thận của bạn:

 – Về ăn uống:

Để bảo vệ thận chúng ta cần thực hiện những điều cực kỳ cần thiết như sau: Uống đủ nước từ 2 đến 2.5 lít/ngày, không nhịn đi tiểu; bổ sung đầy đủ vitamin B6 và ma giê; không ăn mặn, không uống nhiều nước ngọt; ngủ đủ 8h/ngày và luyện tập thể thao thường xuyên, không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá; hạn chế ăn thịt đỏ và uống thuốc giảm đau.

Chúng ta nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như cá, đậu đỏ, đậu nành, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, gan bò, các loại rau lá xanh, đậu, các loại hạt và quả bơ.

 

( Để bảo vệ thận hàng ngày ta cần uống  đủ nước từ 2 đến 2.5 lít)

 

– Về tập luyện:

Một trong những bài tập luyện dưỡng sinh tốt cho thận rất đơn giản mà các danh y xưa vẫn lưu truyền là: Dùng hai lòng bàn tay xoa vào nhau cho nóng lên, sau đó áp cả hai lòng bàn tay vào thắt lưng và mát xa vùng thắt lưng eo đến khi nào nóng lên thì thôi. Ngày bạn thực hiện từ 2 đến 3 lần, rất tốt cho thận.

 

( Bài luyện tập mát xa vùng thắt lưng rất tốt cho thận)

 

Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý mùa đông thời tiết trở lạnh, hàn khí thịnh sẽ xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến thận. Để phòng tránh bạn luôn giữ ấm đôi bàn chân và đeo khăn kín tai khi ra ngoài trời lạnh. Vì theo Y học cổ truyền các kinh mạch của thận đều xuất phát từ lòng bàn chân và thận có chức năng khai khiếu ra tai.

quynhanduong.com

Quý vị lưu ý mọi sao chép và tham khảo nội dung trong trang website này phải có sự đồng ý của thầy thuốc, không được tự ý sử dụng nội dung để chữa bệnh.
0944888188