Mùa đông, dương khí của trời đất suy yếu, vạn vật tàng ẩn lại, cây cối se sắt, nhiều loại động thực vật gần như trong trạng thái ngủ đông, chuẩn bị tinh thần cho mùa xuân năm tới phát triển. Thời điểm này, dương khí tiềm ẩn, có lợi cho tinh khí bổ xung và tích lũy. Cho nên dưỡng sinh vào mùa đông thì cần phải tàng tinh, dưỡng âm phòng hàn, nghỉ ngơi phải điều độ, việc phòng thất cần hợp lý, không được quá lao lực. Dưới đây là những bí quyết dưỡng sinh vào mùa đông giúp các bạn nâng cao sức đề kháng trong suốt mùa đông dài.
( Mùa đông dương khí của trời đất suy yếu)
1. Uống nhiều nước
Mùa đông lượng nước cơ thể bài tiết qua đường mồi hôi và nước tiểu giảm, nhưng các tế bào nuôi dưỡng đại não và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường, cơ thể vẫn cần được cung cấp một lượng nước cần thiết để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, hàng ngày nên cung cấp khoảng 2 lít nước cho cơ thể.
2. Ra ít mồ hôi
Mùa đông nên tập luyện vừa phải để cơ thể ra ít mồ hôi, như thế mới có thể tăng cường sức khỏe. Rèn luyện sức khỏe nên kết hợp cả động và tĩnh, chạy hoặc tập các bài thể dục đến khi ra ít mồi hôi là được, nếu ra nhiều mồ hôi sẽ làm tổn thương khí trong cơ thể, như vậy sẽ trái với nguyên tắc dưỡng sinh ” thu đông dưỡng âm”
3. Đề phòng cảm lạnh
Mùa đông trời lạnh, các bệnh mãn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, nên lưu ý chống lạnh giữ ấm, nhất là đề phòng sự kích thích của thời tiết gió to và không khí lạnh lên cơ thể, trong nhà nên chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu. Ngoài ra, nên coi trọng việc rèn luyện sức khỏe, nhằm nâng cao khả năng chống rét và sức đề kháng của cơ thể, đề phòng mắ́c các bệnh đường hô hấp.
4. Điều chỉnh tinh thần
Mùa đông thời tiết giá lạnh, dễ khiến tâm trạng chùng xuống. Cách tốt nhất là chọn một số hoạt động thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như chạy chậm, trượt băng, khiêu vũ, đánh bóng… Đây chính là liều thuốc tốt nhất giải tỏa buồn phiền và giúp điều chỉnh tinh thần.
5. Ngủ sớm
Ngủ sớm có tác dụng dưỡng dương khí, dậy muộn giúp củng cố âm tinh cho cơ thể. Do đó, dưỡng sinh mùa đông cần đảm bảo có một giấc ngủ đầy đủ, điều này có lợi cho dự trữ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong mùa đông. Ngoài ra, có một điều các bạn chớ quên, đó là bắt đầu “điều dưỡng” cơ thể ngay sau ngày Lập đông.
( Thảo dược bồi bổ mùa đông)
6. Thuốc bổ mùa đông
Thuốc bổ thường dùng trong mùa đông gồm: nhân sâm, hoàng kỳ, a giao, đông trùng hạ thảo, hà thủ ô, câu kỷ tử, đương quy, đào nhân, đại táo, long nhãn, hoài sơn, hạt sen, bách hợp, lộc nhung, quế nhục… Nhưng cần phải chú ý rằng, cũng không được dùng quá nhiều đồ nóng, để tránh làm hại đến âm dịch. Y gia nổi tiếng là Trương Chí Thông đã đưa ra cách lý giải cho nguyên tắc “Thu đông dưỡng âm” trong “Hoàng đế nội kinh” rằng: “Mùa thu và mùa đông, âm thịnh ở ngoài nhưng lại suy yếu ở trong”, cho nên không được chỉ dùng thuốc ôn bổ trợ dương mà còn phải kết hợp với thuốc tư bổ âm tinh, làm cho âm dương chuyển hóa lẫn nhau. Ngoài ra, mùa đông ít mưa, khí hậu tương đối khô hanh, cho nên cần dùng những thuốc ôn nhuận như tang ký sinh, thỏ ti tử, thục địa.
Trong mùa đông, mức độ ô nhiễm không khí trong phòng cao hơn bên ngoài, nên lưu ý thường xuyên mở cửa sổ để không khí được lưu thông, làm sạch không khí trong phòng, giúp tỉnh táo tinh thần.