logo

hotlineHotline: 0944 888 188

logoEmail: quynhanduong@gmail.com

logo logo logo

Bệnh dạ dày và những điều cần biết

Như các bạn đã biết dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của cơ thể thực hiện hai chức năng chính là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Thức ăn sau tiêu hóa ở dạ dày sẽ được ruột hấp thu và đưa vào máu đi nuôi khắp cơ thể.

 

Do áp lực công việc, do môi trường, do điều kiện sống và nhiều yếu tố khác tác động vào cơ thể đã khiến bệnh đau dạ dày hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều và gây không ít khó khăn cho người bệnh. Những biểu hiện ban đầu có thể kể đến đầu tiên của bệnh đau dạ dày như: những triệu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau nóng rát thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày.

 

Các bệnh lý về dạ dày bao gồm các căn bệnh:

  • Trào ngược dạ dày: ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn, đắng miệng, khó nuốt, mắc nghẹn ở cổ họng…Những dấu hiệu này của bệnh cần được nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời để tránh cho bệnh nghiêm trọng khó điều trị.

  • Viêm hang vị dạ dày: các cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng. Những cơn đau có lúc có thể âm ỉ, nhưng cũng có những lúc lại dữ dội khiến người bệnh phải gánh chịu rất nhiều những đau đớn, khó chịu.

(Hình ảnh mô phỏng về dạ dày và những bệnh dạ dày thường gặp)

 

  • Đau dạ dày: là căn bệnh phổ biến nhất những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, đồng thời còn có những biểu hiện khó chịu như buồn nôn, ợ hơi, đăng miệng rất khó chịu. Đối với những trường hợp có mức độ bệnh nặng còn có thể có biểu hiện bị xuất huyết dạ dày cực kỳ nguy hiểm.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: cảm giác khó chịu với những cơn đau ở vùng bụng, vùng thượng vị , cùng với đó là tình trạng ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng,… gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cũng như công việc.

  • Bệnh dạ dày do vi khuẩn HP: vi khuẩn HP là một trong những loại vi khuẩn có khả năng phá hủy lớp niêm mạc gây tổn thương viêm loét dạ dày gây nên một số bệnh hay gặp do vi khuẩn Hp như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày và thậm chí là nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao. Vì vậy việc phát hiện chủng vi khuẩn này qua nội soi đường tiêu hóa là rất cần thiết khi bạn có các biểu hiện của bệnh đau dạ dày.

Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Mục tiêu làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh.

 

Các loại thức ăn nên dùng

Một số loại thức ăn như cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng. Các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày – hành tá tràng vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành ổ loét.

( Những thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày)

 

Các thực phẩm nên kiêng

Một số loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm sinh hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả khó tiêu, cứng và làm tăng độ axit (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

( Người bị đau dạ dày không nên uống bia rượu)

 

Không nên ăn những thức ăn thô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.

Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh. Hạn chế những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Những người bệnh dạ dày còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, tạo dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,và quan trọng nhất là không uống bia, rượu, hút thuốc lá.

 

Một số loại thảo dược dùng trong phòng và điều trị bệnh về dạ dày phổ biến được kể đến như:

 

Cây lá Khôi nhung

Cây Lá Khôi dùng điều trị bệnh đau dạ dày có hai loại: Cây Lá Khôi tía và cây Lá Khôi Trắng. Cây Lá Khôi tía lá cây có màu sẫm ở một mặt và có màu tím ở mặt còn lại. Cây Lá Khôi trắng có màu xanh ở hai mặt lá, mặt dưới của lá không có màu tím.

( Nước sắc cây khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả)

 

Cây Khôi tía có chứa các thành phần chính là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế này, cây Khôi đặc hiệu quả trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng. Theo y học cổ truyền, nếu dùng ở dạng nước sắc, cây khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Nước sắc cây khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả. Tác dụng ức chế này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.

Đặc biệt: cây khôi nhung kết hợp cây chè dây, Cây tầm gửi Mít và bồ công anh sẽ cho kết quả điều trị cực tốt và hiệu quả cao.cây khôi,chè dây, tầm gửi mít và bồ công anh có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau bụng,đi ngoài đầy  bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.

 

Nghệ vàng

Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa, đây là nguyên liệu tương đối quen thuộc trong đời sống. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có công dụng lương huyết hành khí thông kinh lạc… Được sử dụng trong các trường hợp, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, vàng da, đau bụng khi sinh, viêm túi mật… Đặc biệt trong nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng thúc đẩy sự co bóp túi mật nhưng lại không làm gia tăng lượng axit dạ dày nên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, bên cạnh đó chất curcumin còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vết loét và các khối u ở dạ dày do đó sử dụng nghệ vàng để điều trị viêm loét rất tốt.

( Nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin tác dụng ức chế sự phát triển của vết loét và các khối u ở dạ dày)

 

 

Trong thực tế có rất nhiều cách chữa đau dạ dày bằng nghệ vàng, nhưng việc kết hợp mật ong với nghệ vàng là phổ biến hơn cả do tác dụng trung hòa đáng kể lượng acid dạ dày dư thừa, giúp làm giảm đi các tác động của axit lên niêm mạch dạ dày kết hợp với tinh chất curcumin trong nghệ vàng điều trị viêm loét rất tốt.

Lưu ý: Khi so sánh công dụng của nghệ đen và nghệ vàng trong việc chữa đau dạ dày bằng nghệ đen là không đúng và nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng để làm thuốc chữa đau dạ dày.

 

Bồ công anh

Theo y học cổ truyền, Bồ công anh có vị ngọt, tình bình, không độc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng viêm. Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, khuẩn lị… Ngoài ra bồ công anh còn có lợi cho gan, mật lợi tiểu.

( Bồ công anh có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau rất tốt)

 

Một trong những nguyên nhân gây viêm bệnh lý dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Y học hiện đại khi phân tích thành phần trong bồ công anh cũng đã phát hiện ra một số chất như Viatmin B, Vitamin A, sắt, kẽm, đặc biệt là các chất lecithin,xanthophyl, taraxanthin, violaxanthin có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau rất tốt, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khá công hiệu, hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh đau dạ dày.

 

Phương pháp phòng bệnh

Những điều khuyên nên làm để tránh bệnh đau dạ dày

  • Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín.

  • Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định.

  • Không ăn quá nhanh, nên nhai kỹ.

  • Không ăn quá chua, quá cay.

  • Không ăn thức ăn cứng, giảm mỡ béo, ăn ít thực phẩm khó tiêu, đầy bụng rau cần, măng, các loại gân động vật.

  • Không nên ăn quá no hoặc không ăn lúc quá đói.

( Người bị đau dạ dày nên ăn uống đúng giờ và có chế độ ăn phù hợp)

 

  • Kiêng bia rượu, thuốc lá, cafe, nước có gas

  • Tránh thức uống gây ảnh hưởng dạ dày như Vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc đau nhức, giảm đau, chống viêm…

Khi chung sống với người mắc bệnh dạ dày có khuẩn HP cần lưu ý như sau: Đường lây nhiễm chủ yếu của HP là đường ăn uống (phân – miệng) hoặc lây trực tiếp (miệng – miệng) qua nước bọt.

 

Hiểu được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

  • Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình

  • Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

  • Không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

(  Khi bị dạ dày nhiễm HP  thì không dùng chung các dụng cụ ăn uống )

 

  • Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Hy vọng rằng, với những kiến thức tổng quan về bệnh đau dạ dày trong bài viết trên đây đã giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp và gây không ít phiền toái này trong cuộc sống của chúng ta. Chúc các bạn luôn vui khỏe và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày!

quynhanduong.com

Quý vị lưu ý mọi sao chép và tham khảo nội dung trong trang website này phải có sự đồng ý của thầy thuốc, không được tự ý sử dụng nội dung để chữa bệnh.
0944888188